Đặc điểm và tính chất của muối nitrat và axit nitric
Muối nitrat và axit nitric là 2 loại hợp chất hoá học rất thông dụng trong đời sống hiện nay, cũng như là vô cùng quan trọng trong các hợp chất hoá học thường dùng. Vậy muối nitrat và axit nitric là gì? chúng có đặc tính như thế nào? Mời các bạn cùng với WikiDinhNghia đi giải đáp những vấn đề này nhé!
axit-nitric-muoi-nitrat
Khái niệm axit nitric và muối nitrat
+ Axit nitric: Có công thức hoá học là HN03, là một loại hợp chất vô cơ, là chất lỏng, không có màu, và rất dễ bị bốc khói mạnh ở trong môi trường không khí ẩm. Và ở trong tự nhiên thì HNO3 sẽ được hình thành ở trong những cơn mưa giông hàng ngày, và đây cũng chính là nguyên nhân hình thành nên mưa axit. Axit nitric là hợp chất có độc tố rất độc, và dễ bị ăn mòn và là chất dễ cháy.
+ Muối nitrat: đây là loại muối của axit nitric ở trên, và được dùng như một chất nguyên liệu; trong phân bón, nghề làm pháo hoa, nguyên liệu của bom khói, chất bảo quản, và như một tên lửa đẩy, cũng như thuỷ tinh và men gốm.
Tính chất của axit nitric
+ Tính chất vật lý
Axit nitric là dung dịch chất lỏng, không màu và dễ bị bốc khói ở trong môi trường ẩm, và ở các điều kiện thường thì axit nitric rất kém bền, nhưng khi ở điều kiện đầy đủ ánh sáng thì axit nitric sẽ bị phân huỷ thành khí NO2
Axit nitric có D =1,53g/cm3, sôi ở 860C. Trong phòng thí nghiệm thường sử dụng loại axit đặc có nồng độ 68%, D=1,40g/cm3.
+ Tính chất hoá học
– Tính axit: Axit nitric là một loại axit điển hình và phổ biến, cho nên nó có mọi tính chất của các axit thông thường như tác dụng mạnh với bazơ, oxit bazơ và muối để tạo thành các muối mới, trong số đó quan trọng nhất là muối amoni nitrat.
Ngoài ra, Axit nitric là axit có tính oxi hoá mạnh, cho nên nó sẽ không thể giải phóng Hidrio khi phản ứng với kim loại và thông thường khi tạo ra muối sẽ có trạng thái oxi hoá cao hơn.
– Tác dụng với kim loại: Axit nitric tác dụng được với hầu hết các kim loại hiện nay, ngoại trừ Pt và Au. Tùy thuộc vào nồng độ axit, nhiệt độ và tác nhân gây liên quan, sản phẩm tạo ra cuối cùng có thể gồm nhiều loại và nhiều sản phẩm khử đa dạng như N2, N2O, NH4NO3.
Phương trình: Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
– Tác dụng với phi kim: Axit nitric tác dụng được với hầu hết các phi kim hiện nay, ngoại trừ Silic và Halogen. Sau phản ứng với phi kim sẽ tạo ra dioxit nito đối với axit đặc và oxit nito đối với axit loãng.
Phương trình: C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O hoặc 3C + 4HNO3 → 3CO2 + 4NO + 2H2O
P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O
– Tác dụng với các hợp chất
Phương trình: 3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3S↓ + 2NO↑ + 4H2O
PbS + 8HNO3 (đặc) → PbSO4↓ + 8NO2↑ + 4H2O
Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.
axit-nitric-muoi-nitrat2
Điều chế và ứng dụng của axit nitric
+ Điều chế
– Trong phòng thí nghiệm: Điều chế bằng cách sử dụng natri nitrat hay kali nitrat rắn phản ứng với axit sunfuric đặc nóng
Phương trình: NaNO3+H2SO4→HNO3+NaHSO4
Tuy nhiên phương pháp này chỉ điều chế được một lượng nhỏ axit nitric bốc khói.
– Trong công nghiệp: 2NO+O2→2NO2
4NO2+2H2O+O2→4HNO3
+ Ứng dụng
Axit nitric được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trong các ngành công nghiệp luyện kim và tinh lọc, bởi vì đây là axit phản ứng rất mạnh với kim loại và các hợp chất hữu cơ khác.
Ngoài ra, HNO3 cũng được sử dụng để điều chế phân đạm, hay sản xuất các loại chất nổ, thuốc trừ sâu hay thuốc nhuộm …
Hi vọng với những chia sẻ trên về đặc điểm và tính chất của muối nitrat và axit nitric sẽ giup bạn có thêm một ít kiến thức để bổng sung vào môn hoá học và công việc của mình. Hi vọng bạn sẽ có những thời gian vui vẻ bên WikiDinhNghia nhé